Lời ngỏ
C
|
Và ở đây nguồn sáng đối với những cô cậu học sinh đang trên ghế
nhà trường này là ánh sáng dẫn lối để tránh những bước chân lạc lối.
Tuổi học trò, cái tuổi mà ta dễ lầm bước vào
bóng tối nhất, cái tuổi mà ta chưa có đủ can đảm để có thể đối diện với thất bại.
Có một câu nói như thế này" sự sợ hãi là con đường dẫn đến bóng tối"
, lứa tuổi học trò đầy mơ mộng nhưng cũng đầy cám dỗ này cần một người có thể dẫn
dắt, có thể đưa ta qua những khó khăn cuộc đời, đó chính là thầy cô.
Ảnh: Thầy Đoàn Sĩ Sơn - Nguồn sáng đầu tiên của B10 |
Thầy cô- hai tiếng nghe sao thiêng liêng mà trân trọng đến thế. Người là nguồn sáng, là ánh mặt trời soi chiếu dẫn đường cho ta đi. Nguồn sáng ấy có thể giúp ta mạnh mẽ hơn mà đối diện với khó khăn, nguồn sáng ấy cũng có thể xua tan đi màng đêm đang bao bọc lấy ta từng ngày, và cũng chính nguồn sáng ấy đã giúp ta ngày một trưởng thành hơn để có thể bước vào cuộc đời này.
Chỉ có thầy cô, những người sẵn sàng dẫn dắt ta đi qua từng đoạn
đường tri thức, đưa ta tránh khỏi nhưng lỗi lầm. Thầy cô là nguồn sáng thiên
liêng dẫn lối ta tới bến bờ thành công. Nhân dịp 20/11 – Ngày Nhà Giáo Việt Nam
tập thể 11B10 chúng em thông qua tờ báo tường hưởng ứng ngày nhà giáo do nhà
trường tổ chức này để gửi gắm những bài thơ, bài ca, mẫu truyện ngắn bài văn,..
do lớp tự sáng tác và sưu tầm để gửi đến thầy cô. Và tập thể 11B10 chúng em xin
gửi những lời chúng tốt đẹp nhất đến toàn thể giáo viên Trường THPT số I Nghĩa
hành. Chúc thầy cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp soi s áng cho học sinh!
Cảm ơn thầy cô
Mỗi năm cứ sắp tới dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20
tháng 11 là bảo kỷ niệm về thầy cô chợt ùa về trong tôi. Nếu nói cha, mẹ
là người cho tôi hình hài và nuôi dưỡng tôi thì thầy cô như là người cha mẹ thứ
hai đối với tôi thầy cô cho tôi một đại dương kiến thức, một trí tuệ thông suốt
và một tâm hồn. Vâng có thể ví thày cô như những "người lái đò" tận tụy
trở hết thế hệ học trò này đến thế hệ khác qua sông trưởng thành đến với một
chân trời mới.
Hơn thế nữa có những người tôi gặp
tuy không trực tiếp dạy nhưng đã chỉ bảo tôi và dạy tôi nhân cách sống "Nhất
tự vi sư, bán tự vi sư" . Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là tới
ngày 20/11, chúng ta lại giành những lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến toàn thể các
thầy cô giáo, xin giành những tình cảm tốt đẹp nhất tri ân giành cho các thầy
cô, những người "vì lợi ích trăm năm trồng người".
Ngày Đầu Tiên Đi Học
Em vừa đi vừa khóc,mẹ dỗ
dành yêu thương
Ngày đầu tiên đi học,em nước mắt nhạt nhoà
Cô vỗ về an ủi,chao ôi..sao thiết tha
Ngày đầu như thế đó ,cô giáo như mẹ hiền
Em bấy giờ cứ ngỡ, cô giáo là cô tiên
Em bây giờ khôn lớn, vang nhớ về ngày xưa
Ngày đầu tiên đi học, mẹ vô cùng vỗ về...
Ngày đầu tiên đi học,em nước mắt nhạt nhoà
Cô vỗ về an ủi,chao ôi..sao thiết tha
Ngày đầu như thế đó ,cô giáo như mẹ hiền
Em bấy giờ cứ ngỡ, cô giáo là cô tiên
Em bây giờ khôn lớn, vang nhớ về ngày xưa
Ngày đầu tiên đi học, mẹ vô cùng vỗ về...
Cảm xúc trong em
Dân tộc ta có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” nét đẹp đó
đã được bao thế hệ con em thừa kế và phát huy. Từ xưa đã có câu:
"Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy
thầy"
Được coi trọng như vậy bởi người giáo viên luôn được tượng
trưng cho những gì chuẩn mực , đạo lý và người giáo viên còn có sứ
mệnh cao quý là truyền dạy văn hóa cho mọi người, nhất là các thế
hệ học sinh của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân
cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
Người đời có câu hay nói: “Người giáo viên tốt là người vẽ vang
nhất”. Dù là tên tuổi không đăng trên mặt báo, không được thưởng huân
chương., chỉ là những anh hùng vô danh…nhưng đối với họ đó là niềm
tự hào và sự cao quý.
Mọi người thường hay ví người thầy giáo, cô giáo
như người lái đò chở khách sang sông. Khách lên bờ có mấy ai ngoảnh lại,
chỉ có người lái đò vẫn dõi trông theo. Tôi lại nghĩ khác: Trên bến sông đời,
lữ khách có thể chẳng mấy ai nhớ đến người lái đò nhưng trên bến sông tri thức
thì con người dễ mấy ai quên, bởi lẽ những tri thức do người thầy giáo, cô
giáo mang lại cho học sinh sẽ trở thành hành trang để các em mang theo
suốt cả cuộc đời mình. Các em sẽ không quên hình ảnh người thầy, người cô bởi
lẽ, người thầy giáo không chỉ đơn thuần là người truyền đạt tri thức, trí
tuệ mà còn đem đến cho học sinh những niềm vui, tình thương yêu và kĩ năng
sống. Thử hỏi có nghề nghiệp nào vinh dự, tự hào, hạnh phúc như nghề dạy học
không?
Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao
quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước.
Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo
trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua, mái tóc thầy càng
trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến tri thức và
những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong
mỗi người thầy.
Nghề dạy học là một nghề vinh quang, do đó để trở
thành một người thầy giáo chân chính, người thầy phải lao động thật nghiêm túc,
không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo
đức.
Nghề dạy học đòi hỏi người đứng trên bục giảng phải
có bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình
cống hiến cho những thế hệ tương lai của đất nước. Một nghề nghiệp mà cho
dù hoàn cảnh, cuộc sống chung có khó khăn hay cuộc đời riêng nhiều trắc
trở, cũng chẳng ai cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò.
Dạy học là một nghề khó và đôi khi đem lại cho ta sự
mệt mỏi. Đôi khi nó còn là một sự chán nản, bởi vẫn còn đâu đây những khó khăn
phía trước. Nhưng đó chỉ là những nỗi buồn thoáng qua bởi quanh chúng ta có
rất nhiều sự tin yêu, kính trọng của các thế hệ học trò. Ta có thể bắt gặp học
trò của ta khắp nơi, với những ánh mắt sáng lấp lánh, những nụ cười tươi và
những vòng tay lễ phép cúi xuống: “Em chào cô ạ!”. Ta lại có cảm giác tự hào,
hạnh phúc vì thấy mình vẫn còn quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Ta lại
thấy yêu thêm nghề dạy học ta đã chọn. Bạn có nghĩ như thế không?.
Một lần nữa tôi xin chúc các thầy giáo
cô giáo toàn quốc lời chúc sức khỏe, có một ngày lể tràn
ngập hạnh phúc!
Người thầy năm xưa
Ngồi trường ấy ngày ngày chào đón các em học sinh nghèo tay lấm chân trần.
Vâng, trường tôi nghèo lắm. Nhưng ở nơi đó tôi đã tìm thấy nhiều niềm vui và những
kỉ niệm về người thầy thân thương với lòng biết ơn sâu sắc.
Đã hơn 10 năm nhưng hình ảnh và lời nói
của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức tôi. Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển
sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn
không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm
bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường.
Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy
dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả
bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng
giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để
mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ.
Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường xá,
trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì
bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh
thắng” cả mùa nước lũ.
Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà
các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng
tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với
nghề, yêu thương tất cả học sinh. Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy – một ngôi
nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà bé nhỏ ấy chứa đựng tấm lòng
yêu thương bao la của thầy tôi.
Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy
chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng
học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn tin rằng các học trò của thầy sẽ
xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Niềm tin của thầy truyền sang niềm tin
của chúng tôi – những đứa học trò nghèo chan chứa bao nhiêu là ước mơ và hoài
bão. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài.
Riêng với tôi, tôi vẫn nhớ mãi những lần
được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi
của thầy tôi. Tôi không sao quên được hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cũ kĩ cứ
kêu “kót két” theo từng vòng quay. Thế mà chỉ cần ngồi sau lưng thầy, con đường
dài dường như ngắn lại; cái nóng của buổi trưa nắng gắt dường như cũng mát dịu
hẳn đi. Nhìn lưng thầy ướt đẫm mồi hôi mà miệng vẫn vui cười. Ôi! Sao mà nhớ
thầy đến thế!
Trên con đường dài với lắm gập ghềnh, thầy
và tôi cùng nhau trò chuyện nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật
gần gũi và thân thiết như một người bạn lớn. Có lần thầy hỏi tôi rằng: “Nếu chỉ
được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào
con cho là đẹp nhất?!”.
Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn
nói, chỉ khẻ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng “trên đường con đi sau này sẽ
có nhiều “bông hoa” như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy
cơ hội để con có thể tiến xa hơn”. Và khi đó tôi mới hiểu điều thầy muốn nói,
lời nói của thầy đã cổ vũ tôi đủ can đảm bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành
phố học tốt hơn. Đúng là thầy tôi, lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc
và làm người ta yên lòng lắm.
Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu
chuyện của người thầy năm xưa. Thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp thầy đã
dành cho tôi. Đó là những lời dạy dỗ quý báu cổ vũ tôi trong những tháng năm
dài. Gần 10 năm nay ít có dịp về thăm thầy cũ. Ngôi trường làng ngày xưa đã tàn
phai ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn.
Nhưng dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận
tụy và đầy yêu thương.
Đối với tôi, “người thầy năm xưa” là biểu
tượng của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy tôi là sự hy sinh cao cả xuất
phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn mãi mãi kính
trọng và biết ơn “người thầy giáo năm xưa”.
Người Thầy, Người Cha Thứ Hai Của Đời Con
Con biết có thể thầy sẽ không bao giờ đọc được những dòng này nhưng con
vẫn muốn viết ra bằng tất cả tình cảm, lòng kính trọng của mình để tri ân thầy,
tri ân người cha thứ hai trong cuộc đời của con.
Thầy là
một người giáo viên tỉnh lẻ bình thường, một giáo viên vùng sâu vùng xa của đất
Đồng Nai. Nhiều người cứ nghe đến Đồng Nai lại cho đó là một tỉnh giàu có, song
bên cạnh đó vẫn còn nhiều những vùng quê nghèo như quê ta thầy nhỉ. Con viết
những dòng này trong giờ nghỉ trưa tại cơ quan, khi mà con bất chợt đọc được
Nét bút tri ân trên báo Tuổi trẻ.
Cảm xúc của con lúc này
mãnh liệt và dâng trào quá, con cũng không biết viết từ đâu, viết như thế nào.
Cuộc đời con thầy không sinh con ra nhưng thầy là người đã giúp con nhận thức
được giá trị của cuộc sống, nhận thức được giá trị của đồng tiền, giá trị của
sức lao động và là điểm tựa để con bắt đầu một cuộc đời mới sau vấp ngã đầy cay
đắng và tủi nhục.

Cha mẹ luôn động viên chúng con cố gắng học để có cái chữ, để mà thoát nghèo. Vì thế con cố gắng học, con có thể nghèo hơn, ăn mặc rách nát hơn nhưng con sẽ học giỏi hơn những người bạn của mình, con luôn xác định như vậy để vươn lên. Con cảm thấy hạnh phúc ngập tràn khi mười hai năm liền mình làm lớp trưởng, mười hai năm đạt thành tích cao, tự hào với giấy khen của trường, của sở đào tạo cho kết quả học tập, thành tích “học sinh nghèo vượt khó học giỏi”…
Hoa mùa hạ
Bông phượng bừng đỏ tươi
Rộn ràng mùa thi cử
Tiễn học sinh vào đời
Lòng thả theo cánh gió
Hương sen như trầm bay
Búp sen tim nồng sau
Ngẩng nhìn: sao vằng vặc
Tiễn con chính hoa này
Hoa nhài hương thơm xa
Ban mai trắng tinh khiết
Thương những hạt sương sa
Âm thầm đau lá biếc
Ai ngăn được làn hương
Nâng hoa vào trang thơ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Follow Us
Were this world an endless plain, and by sailing eastward we could for ever reach new distances